789BET - Bệnh Hen Gà, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh hen gà là bệnh hô hấp thường gặp, nó khiến cho gà khó thở, khò khè, chán ăn. Nếu không kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của gà. Vì thế, nếu anh em nào chưa có kinh nghiệm điều trị gà mắc bệnh này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của 789Bet để có thêm thông tin.

Nguyên nhân gây bệnh hen gà là gì?

Bệnh hen ở gà chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Chúng tồn tại trong cơ thể gà, gây bệnh khi có những tác nhân gây stress như: Thay đổi thời tiết đột ngột, đề kháng của gà kém.

Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum chỉ sống được khoảng 1 – 3 ngày sau khi ra khỏi cơ thể. Chúng tồn tại ở trong dịch nhầy từ 4 – 5 ngày, trong lòng trắng trứng có thể sống tới 18 ngày.

Bệnh hen gà chủ yếu gặp ở gà 2 – 12 tuần tuổi và gà mái chuẩn bị đẻ. Bệnh này có xu hướng bị nhiều vào mùa đông xuân khi độ ẩm không khí tăng cao. Nó có thể gặp ở các loại gia cầm khác như: Chim, vịt, ngan, ngỗng chứ không riêng gì gà.

Gà mắc bệnh hen tỷ lệ chết thấp, nhưng gà sẽ kém ăn, chậm lớn, sụt cân nhanh và khó thể phục hồi thể trạng như ban đầu. Gà đẻ mắc bệnh hen cũng sẽ bị giảm sản lượng trứng từ 10 – 40%.

Triệu chứng của bệnh hen gà như thế nào?

Khi mắc bệnh, gà sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng một số triệu chứng dễ thấy. Đồng thời khi mổ ra để phân tích, người ta cũng thấy những biểu hiện bất thường bên trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh hen gà như thế nào?

Biểu hiện bên ngoài khi gà bị bệnh hen

Khi bị bệnh về hô hấp này, gà sẽ có một số biểu hiện như sau:

Giai đoạn đầu, gà liên tục vẩy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, thi thoảng sẽ phát ra tiếng “toóc” đặc trưng.

Sau đó gà chuyển sang giai đoạn viêm xoang mũi, viêm kết mạc, gà khó thở, mắt nhắm nghiền, giảm ăn, đẻ kém và sụt cân nhanh.

Bệnh tích của gà khi mổ

Bệnh hen gà cũng xuất hiện những triệu chứng bất thường bên trong cơ thể khi tiến hành khám, mổ:

Đường hô hấp trên của gà có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi bị tích dịch nhầy, đặc.

Thanh quản gà xuất huyết, khí quản và phế quản cũng xuất huyết, có bọt khí. Gà bị bệnh nặng sẽ thấy các cục casein vàng nhạt ở trong ống khí quản và phế quản. Bên cạnh đó phổ có hiện tượng bị viêm, chứa dịch, túi khí mờ đục và có bọt khí.

Cách trị bệnh hen gà hiệu quả không phải ai cũng biết

Có nhiều cách khác nhau để ta có thể chữa bệnh hen cho gà. Tùy mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau mà ta sẽ có những cách khác nhau để điều trị như sau:

Sử dụng tỏi để chữa hen cho gà

Tỏi vẫn được biết đến là kháng sinh tự nhiên chứa các thành phần hỗ trợ loại bỏ bệnh hen, khò khè, sổ mũi rất tốt. Nếu gà mới chớm khò khè, hen, anh em có thể dùng tỏi chữa bệnh bằng cách:

  • Đập từ 1 – 2 tép tỏi, nhét trực tiếp vào miệng cho gà. Kết hợp cho gà ăn cơm hoặc hòa với nước rồi phun xi lanh vào cổ họng cho gà uống.
  • Ngâm rượu tỏi hoặc ngâm tỏi mật ong cho gà dùng 2 cữ sáng, tối cho tới khi gà khỏi bệnh.

Cách chữa bệnh hen gà bằng kháng sinh

Kháng sinh sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây đờm, mủ ra khỏi cổ họng của gà, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Khi gà bị bệnh hen, anh em có thể cho gà sử dụng một số kháng sinh như CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit… Đây đều là những kháng sinh có thể dùng được cho gà. Anh em chỉ cần trộn trực tiếp thuốc vào đồ ăn, nước uống của gà. Hoặc nhét trực tiếp vào cổ họng gà là chắc ăn nhất. Ngoài ra nên dùng thêm Phartigum B (giảm sốt) hoặc Phar-pulmovet (dễ thở) để giúp gà dễ thở hơn, thở đều hơn.

 

Cách trị bệnh hen gà hiệu quả không phải ai cũng biết

Tuy nhiên anh em lưu ý, chỉ dùng kháng sinh một thời gian ngắn vài ngày tới 1 – 2 tuần tùy theo tình trạng bệnh của gà. Không nên dùng kháng sinh lâu khiến gà mệt. Dừng hẳn đối với gà chuẩn bị xuất chuồng từ 15 – 30 ngày.

Chia sẻ cách phòng bệnh hen gà hiệu quả

Không nên chờ gà bị bệnh rồi mới tìm cách điều trị. Người nuôi có thể phòng bệnh hen cho gà ngay từ ban đầu bằng những cách sau đây.

  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà từ nhỏ để gà tăng cường miễn dịch.
  • Giữ chuồng trại nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đủ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Nên phun khử trùng chuồng trại định kỳ bằng Bencid 200 hay Iodine 10%
  • Chọn mua gà từ các cơ sở giống tốt để tránh bị nhiễm bệnh từ gà bố mẹ.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho gà đúng mức, hợp lý. Chú ý cung cấp đầy đủ vitamin, các chất điện giải để tăng đề kháng cho gà.

Đó là tất cả những thông tin đá gà liên quan tới bệnh hen gà 789Bet muốn chia sẻ tới người chăn nuôi. Mong rằng các thông tin trên đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm phòng, chữa bệnh và nhận biết được gà bị hen nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh nặng thêm.

Xem thêm: 789BET1 Chia Sẻ Cách Chữa Mốc Cho Gà Chọi An Toàn, Hiệu Quả