Những bệnh thường gặp ở gà thả vườn sẽ khiến cho chất lượng đàn gà không được đảm bảo. Vậy nên, anh em cần biết để tìm ra cách phòng chống hiệu quả nhất.
Gà là một loại gia cầm nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay với số lượng hàng trăm triệu con. Chính vì thế, việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt là điều vô cùng quan trọng. Và dưới đây, 789bet sẽ tổng hợp những bệnh thường gặp ở gà thả vườn cùng cách phòng chống để người nuôi có được kiến thức hữu ích nhất.
Những bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Gà thả vườn là hình thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay. Cũng giống như những loài gia súc gia cầm khác, gà thả vườn cũng có những bệnh thường gặp. Và dưới đây là các loại bệnh thường gặp nhất ở gà thả vườn anh em có thể tham khảo:
Những bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà có 2 dạng là khô và ướt. Các mụn viêm tấy thường xuất hiện ở những nơi không có lông, niêm mạc họng hay mắt. Mụn chín chảy mủ làm loét các niêm mạc và khi biến chứng sẽ làm mù mắt, viêm phổi, tiêu chảy.
Những biểu hiện của loại bệnh này đó là mụn vảy mọc trên da, xuất hiện các mụn viêm ở vùng không có lông, mào, quanh mắt, hậu môn. Gà bị bệnh ăn uống kém hơn và hay lắc đầu. Các mụn viêm lâu dần sẽ tăng lên và ở dạng ướt, tạo thành lớp màng giả dính chặt niêm mạc khiến gà ăn uống khó hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu gà là do virus thuộc nhóm pox viruses. Loại virus này có thể sống thời gian dài ở mọi điều kiện môi trường khác nhau. Và những con côn trùng như muỗi là vật trung gian gây bệnh.
Bệnh bạch lỵ thương hàn
Bạch lỵ thương hàn là một trong các bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Hai loại bệnh này truyền nhiễm ở thể cấp tính hay mãn tính do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra. Chúng thường gặp ở gà con và gà trưởng thành. Con đường lây truyền là từ gà mẹ sang gà con và lây từ nguồn thức ăn, nước uống.
Khi nhiễm bạch lỵ, gà con có những biểu hiện như ủ rũ, bỏ ăn, mắt nửa nhắm nửa mở, sã cánh, phân dính máu… Với gà trưởng thành nhiễm bệnh dạng mãn tính sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu có thể nhận biết là ỉa chảy, mào rụt, gà đẻ ít trứng, trứng méo mó.
Bệnh thường gặp ở gà thả vườn – Bạch cầu trùng
Cầu trùng xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi gà, nhưng tuổi hay bị nhất là từ 2-3 tuần tuổi. Gà trưởng thành sẽ bị bệnh ở thể mãn tính. Khi bị bệnh, mới đầu gà sẽ bỏ ăn, uống nhiều nước, lông xù, đi lại loạng choạng. Phân gà loãng, lúc đầu có màu xanh và sau đó có màu nâu, chứa máu.
Nguyên nhân nhiễm bệnh là do loại ký sinh Genus Eimeria gây tổn thương lớp tế bào niêm mạc ruột. Với gà thả vườn, môi trường tiếp xúc rộng sẽ càng dễ nhiễm bệnh và lan cho cả đàn nếu không sớm phát hiện.
Bệnh giun sán
Giun sán cũng là một trong những bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Biểu hiện của bệnh là gà chậm lớn, mào và các bộ phận nhợt nhạt, với gà mái số lượng trứng giảm. Để xác định chính xác gà bị giun kim, giun sán anh em có thể quan sát bằng mắt thường hoặc đốt phân gà.
Giun sán là những ký sinh trùng ở đường ruột, khi nó phát triển với số lượng nhiều sẽ khiến gà thiếu dinh dưỡng, ngày càng gầy yếu và phá hủy đường ruột. Vậy nên, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
Các cách phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn hiệu quả
Để có thể phòng tránh những căn bệnh trên, người nuôi cần phải thực hiện các quy trình chăm sóc và phòng bệnh đúng kỹ thuật. Và dưới đây là quy trình phòng bệnh cho gà chi tiết:
Các cách phòng bệnh thường gặp ở gà thả vườn hiệu quả
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
Cần khử trùng và tiêu độc cho chuồng trại để các virus gây hại không thể phát triển. Nên thay đệm lót chuồng 1 tuần/lần và hãy kiểm tra chuồng thật kỹ để gió không thể lùa vào. Bên cạnh đó, đảm bảo chuồng phải mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.
Bước 2: Chế độ dinh dưỡng nuôi gà
Để hạn chế mắc những bệnh thường gặp ở gà thả vườn kể trên, hãy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn rau xanh và vitamin cho gà. Điều này sẽ giúp gà tăng sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.
Khi thời tiết thay đổi, hãy trộn thức ăn cho gà cùng tỏi để vừa kích thihcs tiêu hóa lại vừa phòng bệnh tốt. Đây là một biện pháp phòng bệnh rất hiệu quả.
Bước 3: Tiêm phòng định kỳ
Trong quá trình chăn nuôi, cần quan sát thể trạng của gà thường xuyên để nếu gà mắc bệnh sẽ cách ly kịp thời, tránh lây lan cho cả đàn. Bên cạnh đó, người nuôi cần tiêm phòng cho đàn gà của mình định kỳ để hạn chế tối đa khả năng phát sinh các bệnh.
Bài viết đá gà trên đây là những thông tin về các bệnh thường gặp ở gà thả vườn anh em có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết của 789bet, anh em sẽ biết cách phòng ngừa bệnh ở gà tốt nhất để có được một đàn gà thật khỏe mạnh.
Xem thêm: 789Bet Chia Sẻ Những Thông Tin Liên Quan Đến Bệnh Gumboro Ở Gà